AUDIO
Có lẽ bạn sẽ thắc mắc, loa toàn dải là gì? Ưu nhược điểm của loa toàn dải? Cách chơi loa toàn dải hay nhất như thế nào? SAIGON HD xin được giải đáp ở bài viết sau đây.
Bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về đầu đĩa than, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn, sử dụng và tận hưởng âm nhạc từ những đĩa than...
Điều gì đã lôi cuốn bạn đến với đĩa than? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu trong bài viết này!
Chơi mâm than không chỉ đơn thuần là nghe nhạc, mà còn là đại diện cho phong cách sống.
Sở thích chơi mâm than đang được giới trẻ ưa chuộng trong những năm gần đây. Việc người trẻ tìm đến những thứ mang màu sắc, phong cách Retro hoặc Vintage – những điều mang giá trị hoài niệm – hay chỉ đơn giản chỉ là tìm đến những chiếc đĩa than để thưởng thức chất âm Analog, đang dần trở thành một xu hướng. Không chỉ ở thế giới, phong trào này cũng đang dần phổ biến tại thị trường âm thanh Việt Nam, khi việc chơi mâm than không chỉ đơn thuần là nghe nhạc, mà nó là biểu tượng cho phong cách sống, và những chiếc đĩa than cũng có thể là nơi lưu giữ lại những kỷ niệm, tạo nên một vốn sống phong phú về mặt vật chất lẫn tinh thần.
Những ai từng nghe đĩa than ắt hẳn sẽ có cảm giác say mê, chìm đắm vào âm thanh khi cảm nhận được những câu chuyện mộc mạc đang trôi qua đôi tai của mình. Quá khứ, hiện tại và những kỷ niệm đôi khi chỉ xoay vòng quanh những chiếc đĩa than, mang đến cho người nghe một không gian âm nhạc vô cùng giản dị mà tinh tế. Tuy nhiên, việc chơi mâm than không phải chỉ đơn thuần là đặt chiếc đĩa than lên mâm và chơi, mà việc sử dụng cũng cần phải lưu ý một số điều để có thể thưởng thức chúng một cách trọn vẹn.
Sai lầm đầu tiên thường rất dễ mắc phải đó chính là cân nặng của đầu kim và lực tì của Tonearm lên đĩa than. Đây là một trong những yếu tố cực kì quan trọng, nhưng thường người chơi mới sẽ không mấy để ý đến vấn đề này. Việc điều chỉnh không đúng cân nặng của đầu kim sẽ tạo nên những hệ lụy không tốt , ảnh hưởng xấu đến đầu kim và chiếc đĩa than.
Cụ thể, nếu điều chỉnh “tạ đối trọng” quá nặng so với trọng lượng quy định của kim, lúc ấy đầu kim sẽ bị một lực ép lớn và đè lên bề mặt đĩa, gây ra hiện tượng méo tiếng, âm thanh phát ra không chỉ trở nên dày và ù tiếng, mà còn làm hao mòn, thậm chí làm hỏng đầu kim và đĩa than. Ngược lại, nếu điều chỉnh cân nặng quá nhẹ, lực tì của Tonearm trở nên yếu, âm thanh phát ra sẽ trở nên hời hợt, không rõ nét, hoặc tệ hơn nữa là khiến kim bị nhảy đĩa, gây trầy đĩa và hư hại đầu kim.
Để tránh những hiện tượng trên, người dùng chỉ cần cân chỉnh “tạ đối trọng” sao phù hợp để đảm bảo an toàn cho đầu kim , và nên tùy chỉnh theo cân nặng mà nhà sản xuất quy định. Thường thì trong sách hướng dẫn kèm theo hoặc thông tin sản phẩm của hãng luôn ghi chú con số cụ thể (ở mục Tracking Force).
Và đương nhiên, việc cân chỉnh và cảm nhận bằng tay chỉ mang tính tưởng đối, không đủ độ an toàn cần thiết. Vì thế, người dùng nên cân nhắc sử dụng dùng thiết bị cân kim chuyên dụng dành cho đầu kim, nhằm cân chỉnh một cách an toàn và chính xác.
Bên cạnh việc tùy chỉnh cân nặng sao cho phù hợp với đầu kim, người chơi cũng nên lưu ý đến độ cân bằng của bề mặt mâm than. Độ cân bằng của mâm than cũng là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm chơi.
Khi lắp đặt mâm than, người chơi rất dễ quên, hoặc có thể không mấy chú ý đến độ cân bằng của mâm. Nếu mâm bị nghiêng, điều dễ thấy nhất đó chính là âm thanh phát ra sẽ bị méo tiếng, có lúc bị rè, nặng tiếng, và đồng thời khả năng chống trượt của tay cần cũng bị sai sót do thiếu tính cân bằng khi lắp đặt mâm; tệ hơn là có thể hư đầu kim và đĩa than. Để khắc phục điều này, người chơi nên chú ý thiết lập mâm, tùy chỉnh việc nới hoặc siết chân mâm than sao cho cân bằng nhất có thể.
Điều quan trọng ở đây chính là làm sao có thể biết được khi nào mâm đã cân bằng ? Nếu chỉ dựa vào cảm nhận bằng mắt, và lực tay để tùy chỉnh độ cân bằng của mâm thì dường như điều đó chỉ mang tính tương đối. Vì vậy, khi canh chỉnh mâm than, người chơi nên trang bị cho mình những phụ kiện chuyên dụng để đo đạt độ cân bằng, ví dụ như thước thủy – một trong những phụ kiện thiết yếu khi lắp đặt mâm than.
Khi lắp đặt xong, người dùng chỉ cần để thước thủy lên mâm và tùy chỉnh chân mâm, nếu như bóng khí của thước nằm ở giữa tâm thì mâm của bạn lúc ấy đã đạt được độ cân bằng phù hợp.
Việc vệ sinh đĩa than, mâm than và đầu kim là cực kỳ cần thiết để có những trải nghiệm trọn vẹn nhất. Ngoài giữ gìn tính thẩm mỹ, việc vệ sinh đĩa than, mâm than và đầu kim cũng sẽ giúp cho tuổi thọ của sản phẩm được lâu hơn, tránh được những tác nhân xấu gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất âm và sản phẩm. Vậy vệ sinh như thế nào là đúng cách ?
Thật không ngoa khi nói rằng bụi bẩn chính là kẻ thù số một của cả một hệ thống âm thanh. Không chỉ làm mất thẩm mỹ, những hạt bụi còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất âm, chất lượng của mâm than, đĩa than và đầu kim, cũng như là cả hệ thống nói chung.
Để bảo vệ mâm than, đĩa than và đầu kim khỏi bụi bẩn, người chơi nên vệ sinh môi trường xung quanh thường xuyên, đồng thời vệ sinh cả hệ thống của mình. Đương nhiên, mỗi bộ phận như mâm than, đĩa than và đầu kim đều sẽ có cách vệ sinh khác nhau.
Mâm than
Thường thì nên vệ sinh bằng cách lau bụi, và lau bằng khăn vải mùng hoặc khăn mềm, nhằm bảo đám tính an toàn, đặc biệt là khi mâm than có bề mặt bóng. Khi vệ sinh, nên lưu ý tránh sử dụng các loại nước vệ sinh có tính Bazơ mạnh như Acetone, Trichloroethylene, Axit; Các chất có tính mài mòn, Chất có tính tẩy nhờn và sơn, Cồn, Chanh hoặc Rượu để vệ sinh mâm than.
Nên để mâm than ở những nơi khô ráo và thoáng khí, và hạn chế để những nơi có độ ẩm và nhiệt độ phòng cao để tránh hư hại mâm. Khi vệ sinh, cũng nên vệ sinh nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh đến Tay cần (Tonearm).
Đĩa than
Việc chơi đĩa than đòi hỏi người chơi phải kỹ tính, vì đĩa than rất khó bảo quản, dễ cong vênh bởi nhiệt độ cao, đồng thời rất dễ bị trầy xước và bám bụi. Những vết xước và hạt bụi bám trên mặt đĩa sẽ ma sát với đầu kim tạo nên tiếng lạc xoạc, hoặc nổ lộp bộp, làm cho chất lượng âm thanh bị giảm đi đáng kể.
Vì vậy, người chơi đĩa khi vệ sinh nên dùng chổi chuyên dụng để vệ sinh nhẹ nhàng bề mặt đĩa. Khi lau, tránh sử dụng các dung dịch vệ sinh có tính ăn mòn, và nên dùng các dung dịch vệ sinh phù hợp với chất liệu của đĩa, hoặc từ nhà sản xuất để đảm bảo độ an toàn cho đĩa than.
Ngoài ra khi vệ sinh đĩa, người chơi còn có thể dùng các dụng cụ hỗ trợ vệ sinh đĩa chẳng hạn như sáp vệ sinh đĩa, máy vệ sinh hoặc chổi quét đĩa tự động để có thể dễ dàng thực hiện thao tác rửa đĩa mà không bị nhát tay.
Bên cạnh đó, việc giữ gìn đĩa than cũng vô cùng quan trọng và rất nhiều điều cần phải lưu ý. Các đọc giả có thể tham khảo thêm “9 lời khuyên” để giữ gìn mâm đĩa than qua bài viết này:
Đầu kim
Đầu kim là một bộ phận nhỏ, nhưng cực kỳ quan trọng, khá nhạy cảm và là một trong những bộ phận ảnh hưởng lớn đến chất âm của cả một hệ thống. Cũng như mâm than và đĩa than, đầu kim cũng cần được vệ sinh bụi, hạt bụi được xem như những tảng đá đối với đầu kim. Khi quay, những hạt bụi dính ở trong rãnh đĩa hoặc ở đầu kim (nếu không được vệ sinh sạch) sẽ gây hiên tượng nhảy kim (việc nhảy kim diễn ra rất nhanh và khó thấy), gây lệch âm và phát ra những âm thanh rè, ảnh hưởng đến trải nghiệm âm nhạc, cũng như bào mòn và hư hại đầu kim.
Vậy nên, đầu kim rất cần được vệ sinh sau một thời gian sử dụng. Khi vệ sinh kim, chúng ta có 3 cách để làm sạch chẳng hạn như vệ sinh bằng Chổi vệ sinh đầu kim, bằng Sáp vệ sinh hoặc hộp Gel vệ sinh. Lưu ý, đối với Sáp và Gel vệ sinh, nên để trên mâm than và hạ từ từ Tonearm xuống để có để vệ sinh đầu kim một cách nhẹ nhàng. Còn đối với Chổi vệ sinh, người dùng nên nhẹ nhàng chải và nuông theo chiều của kim, tránh việc chải ngược và xui, gây hư hại đầu kim.
Nguồn: Projectaudio.vn
(0 Đánh giá)
Gửi đánh giá của bạn
Quên Mật khẩu?
Đăng ký tài khoản để nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ SAIGON HD
Hãy đăng ký bằng Họ và tên,số điện thoại,email thật của bạn để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ SAIGON HD cũng như có cơ hội nhận được thông báo về các chương trình khuyến mãi đặc biệt và các phần quà hấp dẫn