Xây dựng hệ thống âm thanh Hi-End | SAIGON HD
  • AUDIO
  • THIẾT BỊ TRÌNH CHIẾU
  • HI-TECH
  • TRẢI NGHIỆM SẢN PHẨM
  • GIỚI THIỆU THƯƠNG HIỆU
Kenny Phạm  •  10/05/2018 11:26  •  0 bình luận  •  2535 lượt xem

Từ chiếc máy phát nhạc đầu tiên trên thế giới cấu tạo bằng ống trụ bọc thiếc mỏng của Thomas Alva Edison cho đến những chiếc đĩa Blu-ray gắn liền với công nghệ HD độ nét cao ngày nay là cả một quá trình phát triển không ngừng dài hơn 130 năm của ngành công nghiệp điện tử nghe nhìn. Là một trong những ngành nghề được xem là có lịch sử phát triển nhanh nhất bởi nó gắn liền với những nhu cầu giải trí của con người, mà nhu cầu này luôn được chính chúng ta đẩy từ giới hạn này sang giới hạn khác một cách không ngừng nghĩ. Sản phẩm nghe nhìn rất đặc biệt nó không chỉ là thành quả của lao động trí óc, lao động nghệ thuật mà còn phản ánh rõ nét góc độ văn hóa

Lịch sử nghe nhìn thế giới

Xây dựng hệ thống âm thanh Hi-End
Lịch sử nghe nhìn thế giới được bắt đầu bằng cái sự “nghe”, chiếc máy thu/phát âm thanh đầu tiên ra đời vào năm 1877, là phát minh đầu tay của thiên tài Thomas Alva Edison, ông chế tạo dựa trên một thiết kế đơn giản gồm một trục xy lanh nằm ngang phủ thiếc mỏng xung quanh, chiếc phonograph này có chất lượng âm thanh rất kém và chỉ dùng để phát được vài lần, sau này những mô hình tương tự được phát triển với chất lượng tốt hơn. Một năm sau đó, bản thu hoàn chỉnh đầu tiên cũng xuất hiện với Jules Levy thể hiện tác phẩm “Yankee Doodle”.

Xây dựng hệ thống âm thanh Hi-End

Thomas Alva Edison cùng chiếc máy thu/phát nhạc đầu tiên

Giai đoạn vào những năm 1930 xuất hiện của một loạt thiết bị âm thanh hình ảnh khá hoàn chỉnh và được xem là nền cho các thiết bị điện tử sau này. Trước tiên phải kể đến sự ra đời của các thiết kế loa có dải tần tương đối hoàn chỉnh, trong đó có mẫu loa Shearer Horn Model 75W5 của Lansing. Đây là mẫu loa có thiết kế rất lớn gồm 2 còi loa cò hình thân ốc sên và 4 loa bass đường kính 18in. Kể từ sau Shearer Horn, ngành công nghiệp chế tạo loa phá triển rất mạnh, đặc biệt tại Mỹ với các thương hiệu Altec Lansing, JBL, Western Electric... Tiếp đến, là một phát minh vô cùng quan trọng của Alan Blumlein, ông làm việc ho hãng EMI (Electrical and Musical Industries) tại London. Ông là người đầu tiên ứng dụng kỹ thuật khoét rãnh 45-45 trên đĩa nhựa vinyl để tạo hiệu ứng stereo 2 kênh. Cũng trong những năm 30, phần “nhìn” đã bắt đầu trổi dậy với việc thương mại hóa những chiếc tivi CRT, loại tivi bóng đèn hình được sử dụng rộng rãi sau này.

Xây dựng hệ thống âm thanh Hi-End

Shearer Horn - Mẫu loa đầu tiên có dải tần khá hoàn chỉnh

Xây dựng hệ thống âm thanh Hi-End

Altec Lansing A7

Xây dựng hệ thống âm thanh Hi-End

Hệ thống loa JBL Monitor - Một trong những dòng loa cổ vẫn hoạt động tốt cho đến ngày nay và có giá bán rất cao

Với sự phát triển khá mạnh mẽ của công nghiệp chế tạo loa, ampli khuếch đại dùng đèn điện tử cũng trở nên bùng phát trong thời điểm đó. Tuy nhiên, đến năm 1970, sự ra đời của bán dẫn transistor với những ưu điểm như thiết kế nhỏ gọn, công suất lớn, đã nhanh chóng làm suy giảm đáng kể các nhà máy sản xuất ampli đèn điện tử.

Xây dựng hệ thống âm thanh Hi-End

Đèn điện tử

Xây dựng hệ thống âm thanh Hi-End

Ampli dùng đèn điện tử vẫn đang được sử dụng rộng rãi

Năm 1981, hãng Philips phát minh đĩa Compact Disc – CD, một năm sau đó, Sony là nhà sản xuất thiết bị nghe nhìn đầu tiên trên thế giới thương mại hóa đầu đọc đĩa CD với tên mã Sony CDP-101. Sự xuất hiện của đĩa CD đánh dấu bước phát triển mới của phương tiện lưu trữ thay cho các loại băng từ, băng magiê. Bên cạnh đó, sự phát triển của CD còn gắn liền với sự phát triển của lĩnh vực kỹ thuật số digital là nền tảng cho những phương thức nén, các công nghệ nhạc số sau này.

Xây dựng hệ thống âm thanh Hi-End

Sony CDP 101 - Đầu đọc CD đầu tiên trên thế giới

Có vài chuẩn đĩa hình dựa trên công nghệ laser được phát triển vào những năm 90 như VCD, LD nhưng các định dạng này không tồn tại lâu. Năm 1997, chuẩn DVD ra đời cho hình ảnh chất lượng cao và đặc biệt là lần đầu tiên mang đến trải nghiệm giải trí với 6 kênh theo chuẩn âm thanh vòm tạo hiệu ứng đặc biệt. Kể từ sự xuất hiện của DVD, nền công nghiệp nghe nhìn phát triển thêm một kênh riêng gắn liền với cụm từ “home theater” tạm gọi là rạp hát tại gia.
Quay trở lại với phần nhìn, trên đường đua các thiết bị hiển thị bắt đầu sự xuất hiện đối lập của hai công nghệ màn hình chính là LCD và Plasma. Đều là những màn hình có kích thước mỏng nhưng LCD dành lấy phân khúc dưới 40in trong khi Plasma được xem là lý tưởng cho các màn hình kích thước lớn. Nhưng đó cũng đã là câu chuyện trước đây, các thế hệ LCD ngày nay vẫn có kích thước lớn lên đến 60, 70in và gần như thống lĩnh thị trường.

Xây dựng hệ thống âm thanh Hi-End

Tivi CRT thời sơ khai

Nhu cầu giải trí và óc sáng tạo của con người gần như không có giới hạn, chúng ta đang tiếp tục với định dạng đĩa mới nhất Blu-ray với khả năng hiển thị hình ảnh độ phân giải cao lên đến hơn 2 triệu điểm ảnh (Full HD 1920x1080p) và âm thanh ngày càng trung thực hơn lên đến 7.1 kênh. Các con số này sẽ tiếp tục tăng, định dạng Quad HD có độ phân giải cao gấp 4 lần cũng đã được đưa vào thử nghiệm tại Nhật Bản, những rạp hát tại gia 9.1 hay 11.1 kênh đã bắt đầu xuất hiện.

Xây dựng hệ thống âm thanh Hi-End

Blu-ray - Định dạng đĩa quang mới nhất hiện nay

Văn hóa “nghe”
Nếu như sự phát triển của công nghệ hình ảnh có tính ổn định tương tự như các ngành khác, công nghệ mới tốt hơn thay thế hẳn công nghệ cũ, thì ngược lại đối với các ngành công nghiệp audio nó không tuân theo quy luật loại trừ này mà tồn tại với nhiều cách “chơi”, nhiều gu và phong cách thưởng thức khác nhau, chính điều này tạo nên một văn hóa “nghe” đa dạng và hấp dẫn.
Mặc dù kỷ nguyên dùng bán dẫn trở nên thống trị làng audio từ những năm 1970 nhưng audiophile – những người đam mê âm thanh – vẫn tìm lại những cái “vị” âm thanh mộc mạc, tinh tế của những thiết bị trước kia, họ nhận ra rằng chính những thiết bị trước đây mới đạt độ trung thực tốt nhất. Người chơi âm thanh chọn những thiết kế ampli đèn cổ với các thương hiệu nổi tiếng trước kia như Leak, Western Electric...; những dòng loa xưa như JBL Monitor, Tannoy cổ, Altec Lansing... và đặc biệt là sự trở lại mạnh mẽ của đĩa nhựa vinyl và đầu băng cối.

Xây dựng hệ thống âm thanh Hi-End

Ampli LEAK Point One - Một trong những model ampli cổ nằm trong danh sách "đỏ"

Xây dựng hệ thống âm thanh Hi-End

Hệ thống loa Western Electric 26A

Xây dựng hệ thống âm thanh Hi-End

Báu vật audio ampli Western Electric 86A

Xây dựng hệ thống âm thanh Hi-End

Thorens Reference được xem là đầu đĩa than cổ đắt giá nhất hiện nay, khoảng 50.000USD++

Xây dựng hệ thống âm thanh Hi-End

Đầu băng cối đang được audiophile săn lùng mọi lúc mọi nơi. Ảnh Studer A812

Với thú chơi audio cao cấp hay còn gọi là “high end audio”, văn hóa “nghe” càng thể hiện rõ nét. Triết lý thiết kế âm thanh ở những vùng khác nhau thể hiện rõ ở cách thiết kế thiết bị cũng như chất âm của nó. Người ta có thể nhận ra xuất xứ của một thiết bị âm thanh qua chất âm mà thiết bị này thể hiện.
Bên cạnh những cải tiến đáng kể về kỹ thuật, vật chất liệu giúp tạo ra những sản phẩm âm thanh có chất lượng xuất sắc, vẫn có nhiều nhà thiết kế chọn một lối đi riêng của mình. Họ phát triển những mẫu ampli dùng bóng đèn điện tử, các nhà sản xuất loa lại chuyển từ các dòng loa dùng nam châm hiện đại nhỏ gọn sang các hệ thống loa còi, dùng những củ loa chạy nam châm điện tương tự các thiết kế của những năm 50, 60....

Hệ thống Hi-Fi phù hợp không chỉ đáp ứng “gu” âm nhạc của chủ nhân mà còn phải tương thích với không gian trình diễn. Cặp loa đứng kích thước lớn khó phát huy tác dụng trong phòng nhỏ. Tiếp tục nội dung của kỳ trước, trong phần II, chúng tôi sẽ chia sẻ với độc giả kinh nghiệm lựa chọn thiết bị phù hợp không gian thưởng thức âm nhạc, nhu cầu sử dụng thiết bị và cách thức xem các bài bình luận, đánh giá trên các tạp chí, trang web Hi-End sao cho hiệu quả.

Xây dựng hệ thống âm thanh Hi-End

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÒNG NGHE

Hệ thống Hi-Fi phù hợp không chỉ đáp ứng “gu” âm nhạc của chủ nhân mà còn phải tương thích với không gian trình diễn. Cặp loa đứng kích thước lớn khó phát huy tác dụng trong phòng nhỏ. Chưa kể kích thước lớn “choán hết” diện tích của không gian hẹp, loa lớn trong phòng nhỏ thường bị dội bass hoặc âm bass bị “um”, tạo cảm giác khó chịu cho người nghe.

Thông thường, để tái tạo âm bass sâu và chi tiết rất tốn kém. Do đó, hệ thống có âm bass sâu và hay, nhưng khi chơi trong không gian nhỏ hẹp sẽ phản tác dụng. Nếu buộc phải sử dụng trong không gian hạn chế, cùng mức đầu tư, người chơi nên nhắm đến cặp loa nhỏ (minimonitor) chất lượng cao, có thiết kế tập trung vào khả năng tái tạo dải cao, trung âm và trung trầm tốt. Với giải pháp này, người chơi sẽ lợi cả đôi đường: phòng nghe không bị quá tải bởi âm bass và cặp loa nhỏ trong không gian phù hợp có thể tái tạo âm hình tốt hơn, độ chi tiết và trong trẻo cao hơn. Không chỉ có vậy, nhờ vào giới hạn với tần số thấp của loa monitor mà âm bass được kiểm soát tốt hơn, ít ồn ào và gây phiền hà đến người xung quanh. Do đó, người nghe có thể thưởng thức âm nhạc với âm lượng tương đối lớn. Ngoài ra, việc kê đặt cặp loa nhỏ cũng dễ dàng và đơn giản hơn loa đứng.

Hệ thống Hi-Fi được cho là phù hợp cần đáp ứng “gu” âm nhạc của chủ nhân và tương thích với không gian trình diễn.

Ngược lại, một cặp loa nhỏ không thể mang đến cảm xúc đầy đủ cho người nghe trong phòng lớn. Những yếu tố như sức mạnh, độ động, độ mở và chiều sâu của âm bass, cảm giác sống động trong một số thể loại âm nhạc thường không xuất hiện ở cặp loa nhỏ. Nếu người nghe có phòng tương đối lớn và tài chính không còn là vấn đề quan trọng, cặp loa đứng toàn dải (full-range) là lựa chọn thích hợp nhất.

Lựa chọn ampli công suất cũng là yếu tố cần lưu tâm. Ampli phải phù hợp với loa và phòng nghe mới có thể phát huy thế mạnh của hệ thống. Phòng nghe rộng hoặc những cặp loa độ nhạy thấp luôn “đói” công suất ampli. Ngược lại, phòng dưới 12m2 và loa độ nhạy cao trên 92dB nhiều khi chỉ cần ampli từ vài W đến hơn vài chục W đã có thể tái tạo âm thanh sống động.

HÌNH THỨC HAY NỘI DUNG ?
Sản phẩm hi-end audio có hình thức phong phú, từ những thiết bị có lớp vỏ máy (chassis) giản dị đến những món đồ có vẻ ngoài hào nhoáng hoặc hợp kim titan sắc lạnh. Trên thực tế, vỏ ngoài không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác chất lượng điện tử bên trong, mà đúng hơn nó phản ánh triết lý sản xuất của hãng.

Xây dựng hệ thống âm thanh Hi-End

Một số công ty cố gắng đưa ra thị trường sản phẩm có chất lượng âm thanh cao nhất với giá bán thấp nhất có thể bằng cách sử dụng vỏ máy đơn giản và ít tốn kém. Một số thương hiệu tiêu biểu cho triết lý sản xuất này là Creek, Rega, Cyrus, Arcam, Rogue Audio, Quick Silver Audio, Vandersteen, Definitive, Epos… Ngược lại, nhiều hãng sản xuất thiết bị “xa xỉ” có khi chỉ chế tạo hệ thống có chất lượng tương tự, nhưng lại đặt trong “bộ cánh” ấn tượng với vỏ kim loại dày 2,54cm được cắt bằng thiết bị laser hiện đại, bề mặt đánh bóng với 7 lớp sơn mài, logo và tên hãng khắc chìm trên mặt máy… Một nhà sản xuất thiết bị Hi-End đắt tiền từng tiết lộ: Họ có thể bán sản phẩm chỉ với… nửa giá tiền nếu sử dụng lớp vỏ máy rẻ tiền! Liệu như vậy có đáng với những người cho rằng chất lượng âm thanh là yếu tố quyết định đối với thiết bị audio?

Tệ hơn, nhiều nhà sản xuất có xu hướng chế tạo những thiết bị có chất lượng trình diễn dưới mức trung bình, nhưng được đặt trong vỏ máy bắt mắt, hấp dẫn. Khách hàng mục tiêu là những người thường đánh giá cao hình thức của thiết bị mà không mấy bận tâm đến chất lượng âm thanh. Người mua nên tránh những thiết bị loại này.

Trong khi có người chỉ tìm kiếm thiết bị có hình thức tao nhã, mang đến cảm giác của những món đồ đắt tiền, thì một số người khác lại quan tâm đến hệ thống âm thanh hay nhất, có chi phí thấp nhất. Với một số người yêu nhạc, hình thức của thiết bị luôn đứng sau yêu cầu âm thanh. Ở những người này, họ không quan tâm đến vẻ ngoài của thiết bị, miễn là có chất âm hay. Ngược lại, nhiều audiophile sẵn sàng trả tiền cho những thiết bị bóng bảy, thiết kế hoành tráng và tất cả món đồ liên quan với điều kiện phải lịch lãm và xa xỉ. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận niềm kiêu hãnh không thể phủ nhận của chủ nhân những thiết bị audio thuộc hàng thượng đẳng.

Xây dựng hệ thống âm thanh Hi-End

Khi lựa chọn thiết bị Hi-End, người mua nên so sánh nhu cầu thực tế với triết lý sản xuất của các hãng audio. Bằng cách đó, người chơi không phải tốn tiền cho những bộ “áo” bóng bảy mà họ không mấy quan tâm.

06 lời khuyên hữu ích cùng bạn đọc:
- Nên lựa một tác giả có uy tín, có thể tin tưởng.
- So sánh cảm nhận của bản thân về thiết bị với nhận định của các chuyên gia.
- Sưu tầm và so sánh các nhận định của nhiều chuyên gia khác nhau trên cùng một thiết bị.
- Không mua thiết bị nếu chỉ dựa trên ý kiến đánh giá của chuyên gia.
- Tự nghe, cảm nhận và lựa chọn thiết bị.
- Hãy để đôi tai của bạn quyết định.

Trong số tiếp theo, chúng tôi tiếp tục chuyển đến độc giả nội dung có liên quan đến việc phân bổ ngân sách và lắp đặt, hiệu chỉnh một hệ thống audio sao cho hiệu quả. Mời độc giả cùng đón đọc.

Loa toàn dải (full range) có đáp tuyến tần số mở rộng cả dải thấp lẫn dải cao, có thể là loa một hoặc nhiều đường tiếng, khác với loa toàn dải chỉ có một củ loa.

CÁCH XEM CÁC BÀI BÌNH LUẬN HI-FI
Thường có một cụm từ dành tặng các nhà viết phê bình mẫu mực trong lĩnh vực Hi-End: “Không sợ hãi, không đặc ân”. Những tạp chí uy tín thường không kiêng dè nhà sản xuất khi đăng tải những phê bình mang tính chỉ trích (đúng đắn), cũng không trông chờ “đặc ân” khi có những bình luận tích cực. Một bài đánh giá tốt phải cung cấp cho độc giả những quan điểm khách quan, nhận định có giá trị cao dựa trên góc độ kỹ thuật và thẩm định về âm thanh, chất lượng thiết kế, giá trị của sản phẩm.

Các bài viết của các tạp chí chuyên ngành Hi-End và tạp chí phổ thông có tính thị trường luôn có sự khác biệt. Tạp chí thị trường thường có bài viết theo thiên hướng quảng cáo. Còn tạp chí chuyên sâu về Hi-End thường định hướng đến độc giả với mục tiêu phục vụ số đông độc giả chứ không vì quảng cáo. Bởi thế, các bài bình luận trên tạp chí chuyên ngành thường xuất hiện ý kiến phê bình mà đa số tạp chí thị trường không muốn đăng tải. Như vậy, việc xem bình luận trên các tạp chí khác nhau về sản phẩm Hi-Fi cần được tiếp nhận theo tư duy và nhận thức khác nhau để tránh hiểu lầm đáng tiếc.

Một trong những sai lầm phổ biến mà nhiều audiophile mắc phải là tìm kiếm thiết bị được các tạp chí đánh giá cao, nhưng chưa nghe thử. Có một mẹo vặt để nhận biết sản phẩm đặc biệt, đáng quan tâm, đó là tần xuất hiện trên tạp chí Hi-Fi. Chắc hơn nữa là các tay viết quyết định mua luôn sản phẩm mà họ thẩm định. Điều này thường được nhắc đến trong các bài đánh giá.

Tuy nhiên, cũng không vì những bài viết đánh giá tiêu cực mà ruồng rẫy thiết bị đang sử dụng, bởi bạn đã hài lòng với hệ thống trước khi xuất hiện những nhận định tiêu cực đó. Vậy không nên vì bất kỳ lý do gì khiến tư duy thưởng thức của mình bị “bias” một cách dễ dàng như vậy.

Tuấn Lương

Bình luận

Đánh giá trung bình

(0 Đánh giá)

  • 5
  • 0 Rất hài lòng
  • 4
  • 0 Hài lòng
  • 3
  • 0 Bình thường
  • 2
  • 0 Dưới trung bình
  • 1
  • 0 Thất vọng

Đăng ký nhận thông tin Khuyến mãi & Tin tức từ SAIGON HD

* Bắt buộc nhập!