Massdrop x NuForce EDC (viết tắt của cụm từ Every Day Carry) được thiết kế dành cho nhu cầu sử dụng hàng ngày cũng như nhằm mang lại cho người dùng sự tiện lợi cần thiết trong bất kỳ các loại hình hoạt động nào từ công việc đến giải trí. Khởi điểm ở mức giá $59.99 (1.400.000 VND), cái làm người dùng chú ý đầu tiên ở EDC chính là thông số kỹ thuật rất tốt với trở kháng 16 ohm, độ nhạy 90.5dB (+/- 3dB), tần số đáp ứng 20Hz ~ 40kHz và cable tháo rời với chân cắm 2-pin. Tuy vậy chất lượng âm thanh của nó cũng như các đòi hỏi cần thiết khác thực sự ra sao? Mời bạn đọc xem qua bài đánh giá dưới đây.
EDC sở hữu bao bì với thiết kế đơn giản và không quá rườm rà, tuy nhiên vẫn cung cấp đủ các thông tin cần thiết về thông số kỹ thuật cũng như các hướng dẫn sử dụng. Sản phẩm ra đời nhờ vào sự bắt tay của Massdrop và NuForce vì thể bạn sẽ có thể dễ dàng nhìn thấy logo Massdrop ở mặt trước hộp, cộng thêm logo chứng nhận Hi-Res Audio. Bên trong là tai nghe và phụ kiện hộp đựng chứa các phụ kiện con khác gồm 2 cable (cable trơn và cable kèm mic / remote), 3 bộ siicone eartip, 2 bộ foam eartip và clip đeo. Ngoài clip đeo có vẻ hơi ọp ẹp, tất cả các phụ kiện còn lại đều có chất lượng rất khá, đáng tiền cho 1 chiếc tai nghe tầm trung dưới $100.
Chất lượng gia công, độ thoải mái và tính năng chống ồn
EDC như nói trên là viết tắt của cụm từ “Every Day Carry”, ám chỉ dành cho tất cả các nhu cầu sử dụng hàng ngày mà không cần người dùng phải “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Phần housing tai nghe được gia công rất cứng cáp và có khối lượng nhẹ bằng chất liệu polycarbonate cho độ bền cực cao. Trên thân housing là ký hiệu hai bên L / R để người dùng dễ dàng phân biệt. Tai nghe có ống âm (nozzle) khá nhỏ chỉ khoảng 3mm (theo tiêu chuẩn thông thường là 5mm) với độ dày độ 0.5mm, đủ sức trang bị 1 bộ filter tuning âm tương tự với các dòng tai nghe đến từ Shure. Nhìn chung sản phẩm cực kỳ bền bỉ và có độ chịu lực cao, dường như có thể chịu nổi cả việc bạn để quên trong túi quần và ngồi lên.
Cable đi kèm tai nghe có chất lượng tốt trong tầm giá và được tuning dành riêng cho chất tiếng ấn tượng của EDC. Hai mẫu cable gồm có cable xoắn lõi và cable có mic / remote dành cho smartphone. Cable xoắn lõi tuy sẽ không được sử dụng quá nhiều nhưng vẫn rất đáng được nhắc đến nhờ chất lượng gia công cũng như vẻ ngoài khỏe khoắn của nó. Người dùng smartphone chắc chắn sẽ “coi trọng” cable có mic / remote hơn nhờ vào khả năng nghe gọi điện thoại, thuận tiện khi sử dụng ở nơi công cộng mà không phải móc chiếc smartphone ra cầm trên tay. Cả 2 cable đi kèm EDC đều được thiết kế jack cắm L-type chịu lực và giúp giảm thiểu hư hỏng khi vô tình va chạm, đồng thời còn có miếng che đầu cắm kết nối với housing tai nghe. Tuy vậy theo cảm nhận cá nhân thì miếng che này nếu giúp tăng độ bền cho đầu cắm thì lại làm giảm đi tính thời trang của cable và tai nghe khá nhiều.
Massdrop x NuForce EDC cho độ kín âm rất ấn tượng nhất là khi sử dụng tip foam, phù hợp đặc biệt khi bạn sử dụng ở nơi công cộng hay đơn giản là chỉ muốn tách biệt trải nghiệm âm nhạc của mình với thế giới bên ngoài. Về chất âm tổng thể, EDC cho tiếng trong trẻo và rực rỡ nhưng hoàn toàn không chói chút nào. Attack / decay tuy nhanh và tự nhiên nhưng bù lại hơi thiếu đi 1 chút gì đó làm nó nghe thực sự không “đã” bằng các sản phẩm tai nghe đồng giá khác. NuForce rất thông minh khi chú trọng vào tính cân bằng giữa chất âm và khả năng nghe lâu dài. Dành cho nhu cầu sử dụng liên tục trong hầu hết các hoạt động hằng ngày, treble của EDC hoàn toàn không gây mệt tai khi nghe lâu ngay cả với mức âm lượng lớn, điều mà hầu như ai cũng phải làm ở nơi công cộng để tránh tiếng ồn khó chịu xung quanh.
Mid của EDC khá trung tính và chuyển hóa tốt giữa dải treble và mid. Giọng vocal của cả nam lẫn nữ đều được thể hiện mướt và đầy đủ, gống như chiếc tai nghe này được tuning dành riêng cho dòng nhạc vocal vậy. “Long Gone” (Calyx & Teebee) hay “Fell in the Sun” (Sarah Barthel) là 2 tác phẩm chắc chắn bạn phải nghe thử khi có cơ hội cầm trên tay EDC.
Dải bass của EDC hơi kém khi không thể hiện được đầy đủ chi tiết ở các mức âm lượng khác nhau, chủ yếu là với mức vừa và nhỏ. Ở âm lượng thấp, EDC cho dải bass quá nhẹ và chậm chạp khó nghe, ngược lại nó thể hiện tiếng bass rất đầy đủ ở âm lượng cao và hầu như không bị lấn sang lower-mid. Tuy nhiên âm lượng lớn sẽ nhanh làm mệt tai và đôi khi gây ảnh hưởng đến thính lực, vì vậy bạn chỉ nên nghe âm lượng lớn với các khoảng thời gian nghỉ ngơi được phân bố hợp lý.
EDC có âm trường cân bằng nhưng lại không thực sự dàn trải, hơi tù tù túng khi nghe các tác phẩm giao hưởng. Tai nghe tuy vậy có âm hình được phân tách tốt, thể hiện rõ ràng trong các phân đoạn hợp tấu của “Starless and Bible Black” (King Crimson). Nhìn chung chất âm của EDC không có gì quá tệ đến mức đáng phải chê trách và nó làm được hầu như tất cả những gì mà người viết mong đợi ở 1 chiếc tai nghe tầm trung giá rẻ dưới $100.
Thử nghiệm và so sánh
JVC HA-FXH30
HA-FXH30 có chất âm sáng hơn nhiều so với sự trung tính và cân bằng của EDC. Tuy có chất tiếng rực rỡ, chi tiết và bass sâu hơn nhưng lỗi duy nhất mà HA-FXH30 mắc phải là nhanh làm mệt tai khi nghe lâu. JVC HA-FXH30 có thể vượt trội hơn EDC về nhiều mặt (hay mọi mặt), nhưng EDC vẫn là chiếc tai nghe phù hợp hơn để sử dụng hằng ngày.
Mức cách âm của EDC cũng hiệu quả hơn so với HA-FXH30 nhờ vào fitting hoàn hảo của nó cùng thiết kế cable vòng ra sau tai, trong khi cable của HA-FXH30 vừa không thể thay đổi được vừa khó đeo (dù nó có thiết kế rất bắt mắt). HA-FXH30 có thể có housing đẹp hơn nhưng tính tiện dụng của nó thì cần phải xem xét lại.
Meze 11 Neo
Meze 11 Neo thua kém người anh em của mình là 12 Classics về chất lượng âm thanh tuy nhiên lại ăn đứt về khoản gia công và thiết kế, đi kèm cùng mức giá thấp hơn càng dễ ăn điểm thêm với người dùng. Khuyết điểm của 11 Neo so với EDC chính là cable không tháo rời được cùng thiết kế âm học kém, chỉ phù hợp khi sử dụng trong nhà. Về chất âm, cả 2 chiếc tai nghe này khá tương đồng với nhau do cùng có treble tốt không quá chói, mid trực diện cho tiếng vocal thanh tao và dải bass có độ ngân tốt.
Nếu Meze 11 Neo không bị vướng chân ở cable có chất lượng kém thì nó sẽ vượt qua được EDC trong nhu cầu sử dụng ngoài trời, còn không thì nó chỉ là 1 chiếc tai nghe sử dụng thay đổi tại nhà.
Tổng kết
Với mức giá $60 (1.400.000 VND) EDC sẽ xứng đáng là 1 tùy chọn tốt cho những ai đòi hỏi độ bền cao cho nhu cầu sử dụng hằng ngày cũng như không quá khó tính về chất lượng âm thanh. Dĩ nhiên chúng ta cũng không thể đòi hỏi gì thêm vì dù sao nó cũng đã đạt đến mức không còn gì phải phàn nàn nữa (dĩ nhiên là trong tầm giá). Tuy không phải là 1 chiếc tai nghe có chất lượng âm thanh quá tuyệt hảo, EDC vẫn dễ dàng làm tốt vai trò 1 người bạn đồng hành cho bạn trong nhu cầu hằng này. Nó làm được những gì mà chúng ta trông đợi, không hơn, nhưng cũng không kém chút nào.
Nguồn: monospace.vn
(0 Đánh giá)
Gửi đánh giá của bạn
Microsoft Office 2024: Mọi thứ cần biết trước khi mua bản quyền vĩnh viễn • 43 lượt xem
Apple khuyến cáo không bỏ iPhone ướt vào thùng gạo • 1094 lượt xem
Chuyên gia khuyến cáo 7 cách sử dụng wifi miễn phí an toàn • 2305 lượt xem
Sạc pin qua đêm có khiến điện thoại phát nổ? • 1365 lượt xem
Cách hát hay cho người hát dở không hề khó như bạn nghĩ • 4045 lượt xem
Gợi ý 7 mẫu loa Karaoke party di động sẽ cùng bạn quẩy dịp lễ 2/9 • 586 lượt xem
Digital Mixer là gì? Tìm hiểu dòng Digital Mixer Yamaha DM3 Series dành cho karaoke mới nhất 2024 • 2097 lượt xem
Top 5 hãng loa karaoke chính hãng được ưa chuộng hiện nay • 2234 lượt xem
Mixer Yamaha AG03 MK2 & Gợi ý 3 dàn âm thanh Thu âm - Livestream • 2315 lượt xem
Top 5 amply Karaoke hay nhất hiện nay • 3171 lượt xem
Top 3 máy chiếu chuyên dụng dành cho bóng đá • 3069 lượt xem
Fyne Audio công bố mẫu loa cột cao cấp F502SP • 3452 lượt xem
Quên Mật khẩu?
Đăng ký tài khoản để nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ SAIGON HD
Hãy đăng ký bằng Họ và tên,số điện thoại,email thật của bạn để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ SAIGON HD cũng như có cơ hội nhận được thông báo về các chương trình khuyến mãi đặc biệt và các phần quà hấp dẫn