Nhân dịp Spotify vừa đến Việt Nam mình sẽ tổng hợp so sánh các dịch vụ phát nhạc trực tuyến theo yêu cầu với đầy đủ nhạc bản quyền lớn tại Việt Nam bao gồm Apple Music, Deezer, Spotify và Tidal .Chắc sẽ có nhiều bạn đặt dấu hỏi tại sao mình lại thêm Tidal khi chưa chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam. Lý do khá đơn giản bởi vì có ngày càng nhiều những audiophile tại nước mình đã sử dụng và cũng có rất nhiều bạn quan tâm nên mình cũng thêm vào luôn.
Để so sánh giữa các dịnh vụ stream nhạc trực tuyến, thay vì so sánh riêng các dịch vụ nghe nhạc trực tuyến thì mình sẽ so sánh các khía cạnh mà người sử dụng quan tâm như mức giá, chất lượng âm thanh, kho nhạc, sử dụng trên điện thoại và desktop, và nghe offline. Bởi vì nhu cầu của mỗi người nghe là hoàn toàn khác nhau nên một dịch vụ tốt nhất đáp ứng đầy đủ nhu cầu của tất cả nhiều người.
Trong phần đầu tiên mình sẽ giới thiệu 2 yếu tố quan trọng nhất với nhiều bạn quan tâm đó là về mức giá và chất lượng âm thanh nếu sử dụng dàn âm thanh qua Desktop.
1. Mức giá đăng ký sử dụng
Apple Music: 59000 VNĐ/ tháng cho 1 người, 89000 VNĐ/ tháng cho gói Gia đình (6 người sử dụng) và không có gói miễn phí.
Spotify: Có gói miễn phí (có quảng cáo và giới hạn bit-rate) và Spotify Premium: 59000 VNĐ/1 tháng (320kbps và không có quảng cáo) cho 1 người còn gói gia đình vẫn chưa được hỗ trợ.
Deezer: Có gói miễn phí (có quảng cáo và giới hạn bit-rate) và các gói Deezer Premium+: 5.99 USD/1 tháng (320kbps và không quảng cáo), Deezer Family: 8.99USD/tháng (giống như Premium nhưng có thể sử dụng đến 6 người) và Deezer HiFi:11.99USD/tháng (chất lượng Nhạc Lossless 16bit/44.1KHz)
Tidal: Tidal Premium ( lossy 320kbps):9.99 USD/tháng, Family Premium (cho 6 người): 14.99 USD/tháng và Tidal HiFi (Lossless, Hi-Res, MQA): 19.99 USD; Family Hifi (cho 6 người): 29.99USD (không có gói miễn phí.)
Như vậy các bạn có thể thấy hai gói nghe nhạc của Apple Music và Spotify có mức giá khá giống nhau với cùng 59.000 VNĐ. Tuy nhiên nếu các bạn sử dụng nhiều người thì có lẽ Apple Music có mức giá hợp lý hơn với chỉ 89000 VNĐ và đến 6 người cùng sử dụng. Trong khi đó Spotify tại Mỹ có gói cước Gia đình nhưng Spotify Việt Nam vẫn chưa được giới thiệu chắc sẽ phải mất vài tháng để xem xét thị trường rồi mới có thêm gói gia đình giống như những thị trường khác.
Deezer mặc dù đã được giới thiệu tại Việt Nam tuy nhiên không có những sự kiện chỉ có những bạn nào theo dõi nền công nghiệp streaming online thì mới biết được nên mức giá của Deezer vẫn thuộc dạng cao so với Apple Music và Spotify. Tuy nhiên Deezer cũng đã trợ giá lên đến khoảng 40% cho người dùng Việt Nam nếu so với các thị trường nước ngoài như Mỹ.
Tidal thì chưa về Việt Nam nên mức giá đưa ra hiện tại là thị trường Mỹ nơi có kho nhạc lớn và không bị giới hạn, và nhiều audiophile tại nước ta đã sử dụng khi đăng ký với VPN của Mỹ.
Và với cả 4 dịch vụ stream nhạc một khi đăng ký sử dụng dịch vụ stream nhạc thì có thể sử dụng trên các platform hỗ trợ như Desktop, smartphone, Tablet và Network Streamer
Nếu các bạn thích sử dụng miễn phí thì hiện tại chỉ có Spotify và Deezer, và cả hai đều giới hạn bitrate tại 160kbps với Spotify và 128 kbps với Deezer kèm thêm quảng cáo và chỉ nghe online không hỗ trợ download offline. Đặc biệt cả Deezer và Spotify lại khá khó sử dụng gói miễn phí trên app điện thoại. Các bạn chỉ có thể nghe trên Browser của Desktop, tablet còn app dành cho smartphone các bạn chỉ có thể nghe nhạc ở chế độ shuffle và giới hạn 6 lần skip trong mỗi giờ. Vì thế nếu các bạn muốn nghe miễn phí tốt nhất nên sử dụng trên máy tính. Đồng thời các bạn cũng sẽ thường xuyên được nghe quảng cáo.
Nếu so sánh các gói gia đình thì nếu các bạn nhu cầu chỉ cần nghe nhạc khoảng mp3 320kbps, aac 256kbps thì cả Apple Music, Deezer và Tidal đều có gói gia đình (còn Spotify chắc các bạn sẽ chờ một thời gian khoảng vài tháng giống như các thị trường khác) thì theo mình Apple Music là gói có mức giá hợp lý nhất nếu so với mức giá tính bằng USD của Deezer và Tidal. Còn nếu muốn nghe nhạc Lossless gói gia đình thì hiện tại chỉ có Tidal hỗ trợ với mức giá khoảng 30 USD cho 6 người hằng tháng còn Deezer vẫn chưa động tĩnh gì.
Cuối cùng chúng ta sẽ nói đến gói mà các audiophile sẽ đa số chọn gói nhạc Lossless và hiện tại chỉ có 3 dịch vụ stream nhạc trên thế giới hỗ trợ là Qobuz\ Tidal\ Deezer. Tuy nhiên Qobuz vẫn chưa về Việt Nam và chất lượng âm thanh và kho nhạc của Qobuz Sublime+ (Hi-Res) thua thiệt khá nhiều so với Tidal Hifi nên mình sẽ không bao gồm Qobuz tại đây.
Deezer Hifi có mức giá khoảng 12 USD còn Tidal Hifi 20 USD tuy nhiên chỉ có Tidal hiện tại có nhạc Hi-Res và MQA, nên nếu bạn quan tâm những chuẩn chất lượng cao và với những thiết bị giải mã phù hợp thì Tidal sẽ có nhỉnh hơn đôi chút so với Deezer. Tuy nhiên với những bạn quan tâm thì Deezer và MQA cũng đã ký kết hợp đồng hợp tác MQA nên trong thời gian tới chắc chắn Hires và MQA cũng sẽ có mặt tại Deezer. Nên hiện tại nếu ở góc độ kinh tế thì mình nghĩ Deezer sẽ ổn hơn Tidal một chút xíu
2. Chất lượng âm thanh
Apple Music: 256kbps AAC
Spotify: 320kbps OGG
Deezer: 320kbps MP3, 1411kbps FLAC
Tidal: 1411kbps FLAC, 320kbps AAC, 24-bit MQA
Thực sự nếu ở mức đồ nghe ở khoảng consumer level thì mình nghĩ giữa các gói premium lossy và thậm chí lossless khi nghe thông thường mình nghĩ các bạn nghe cũng khó có thể nhận ra sự khác biệt. Nếu sử dụng các DAC tầm thấp hoặc đầu ra của máy tính thì sự khác nhau không quá rõ rệt và các bạn có thể sử dụng thoải mái các dịch vụ mà không cần quá lo lắng. Đồng thời mỗi người đều có một đôi tai khác nhau nên việc cảm nhận cũng sẽ khác nhau nhưng mình cũng sẽ đưa ra ý kiến chủ quan của mình với những ca khúc mình quen thuộc trên các dịch vụ khác nhau.
Nếu so sánh giữa gói nhạc Lossy trên Desktop sử dụng cùng một DAC (Chord 2Qute) thì có lẽ mình sẽ sắp thứ tự như sau:
Tidal ~Deezer > Apple Music ~ Spotify.
Tidal Premium: 320 kbps AAC có chất lượng khá tốt thậm chí nếu so sánh A/B nhanh với lossless có nhiều bạn khó để ý sự khác biệt. Việc thể hiện độ sâu âm trường, cùng với độ hài hòa của cả ba dải mình cải thấy khá thoải mái mình thực sự nếu không quá critical trong việc nghe nhạc thì mình nghĩ rất ổn và khá dễ nghe.
Deezer: 320kbps MP3 cũng khá gần với Tidal 320Kbps, tuy nhiên mình cảm thấy hơi có artifact trong dải trầm cùng với hơi thiếu sự kiểm soát ở dải trầm và treble so với Tidal. Nhưng độ động của Deezer mình cảm thấy có đôi chút nhỉnh hơn so với Tidal kèm với impact của dải trầm mạnh vì thế nếu nghe modern music, electronic, EDM thì Deezer sẽ nhỉnh hơn còn nếu nhạc Blue, jazz, vocal thì Tidal hơn.
Apple Music: 256kbps AAC đây có lẽ là một định dạng file quá quen thuộc với những người đang sử dụng itune hoặc mua nhạc trên mạng tại các website có thể gọi là bread and butter của Apple đối với những người sử dụng hằng ngày thông thường. Thì chất lượng nhạc lossy của Apple có thể xem là một bản mini của Tidal Premium khi về màu âm cũng khá giống và cân bằng về cả 3 dải với độ trong trẻo tương đối ổn, tuy nhiên Tidal 320kbps có lợi thế hơn một chút về không gian âm trường, độ sâu của âm hình, nhạc cụ và extension của cả bass và treble vẫn thấp hơn đôi chút so với Tidal và Deezer.
Spotify: 320kbps OGG Thật sự sau buổi đầu tiên giới thiệu Spotify tại Việt Nam, trang feed facebook của mình có khá nhiều ý kiến trái chiều về chất lượng âm thanh của Spotify đặc biệt là so sánh với apple music với việc mức giá tương đương và đã xuất hiện từ trước. Đối với cá nhân mình đây là một khá dễ hiểu, thực sự về chất lượng âm thanh của Spotify thì có chút gì đó hơi đục và mờ hơn so với Apple Music và một yếu tố khác rất quan trọng với những bạn đang sử dụng tai nghe thì độ động của Spotify hơi thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên điểm mạnh của Spotify đó là màu âm khá dầy, mượt và hơi forward hơn so với Apple Music đồng thời là không gian hơi thoáng đãng hơn một xíu so với Apple Music. Vì thế nếu so sánh giữa Apple Music và Spotify thì mình nghĩ nếu các bạn thích nghe Blue, Jazz, Vocal, nhạc vàng thì Spotify sẽ nhỉnh hơn chút xíu còn EDM, Rock, Pop thì Apple Music sẽ có đôi chút ưu thế.
Và một điều nữa là cả Spotify và Apple Music đều có thời gian thử khoảng 30 ngày miễn phí cho các bạn nên thử trước trong vòng 1 tháng đó mình nghĩ là đủ thời gian để các nghe và đưa ra kết luận. Nhưng nếu cho mình chọn thì cả Apple Music và Spotify sẽ vào một nhóm còn Tidal Premium và Deezer Premium vào một nhóm có chất lượng âm thanh nhỉnh hơn chút xíu.
Rồi bây giờ chúng ta hãy nói đến phần quan trọng với những audiophile là nhạc Lossless. Với mức giá của Deezer là 12 USD và Tidal 20 USD liệu bỏ ra có đáng không thì câu trả lời của mình nếu bạn là Audiophile thì đáng đến từ cắt bạc.
Deezer như mình đã giới có khả năng stream nhạc Lossless 16bit/44.1Khz mà cụ thể là 1411kbps FLAC (Uncompressed FLAC) khả năng truyền tải chất lượng âm thanh ngang với đĩa CD. Tuy nhiên điểm yếu là các bạn chỉ có thể nghe Lossless với phần mềm desktop của Deezer hoặc với những sản phẩm có hỗ trợ stream Deezer trực tiếp như Sonos, Teac NT-503. Một điểm yếu nữa phần mềm của Deezer vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm phiên bản 0.3.2 nên chưa có Exclusive Mode (Wasapi, Asio) để phát huy tối đa công lực của DAC. Nên trong lúc sử dụng mình có cheat một xíu khi bật Asio WDM Driver của Jriver MC23 để toàn bộ tín hiệu của Deezer được reroute thông kernel ASIO của Jriver mà không phải qua quá trình xử lý và filter của Windows để có thể tái tạo chế độ Exclusive Mode của Tidal sử dụng Wasapi Protocol. (Mình nghĩ Deezer sẽ giới thiệu tính năng Exclusive Mode trong phiên bản chính thức).
Tidal đã giới thiệu chất lượng nhạc Lossless từ 2014 trong khi đó Deezer Hifi vừa được giới thiệu cách đây không lâu chỉ khoảng tháng 9/2017 (Deezer Elite trước đây chỉ hoạt động độc quyền với Sonos từ 2015). Nên khởi điểm của Tidal có lợi thế khá lớn với những khả năng stream nhạc Hi-Res và MQA chất lượng cao hơn nhạc 16/44.1 của CD nhiều. Tuy nhiên với những bạn đang xài Deezer thì cuối tháng 9/2017 MQA và Deezer đã chính thức hợp tác với nhau để mang MQA và Hi-Res đến Deezer Hifi ngay trong năm 2018.
Và bây giờ nếu so sánh giữa Tidal và Deezer ở cùng một ca khúc tại 16/44.1kHz. Mình nghĩ kiểu tiếng của Deezer có độ động tốt với chất âm hơi bốc, căng có năng lượng hơn so với Tidal nhưng Tidal lại có nét lịch sự trong chất âm và mượt mà của cả 3 dải. Nếu bật chế độ Exclusive của Tidal thì so với Deezer không dùng Jriver Asio thì chất âm Tidal có sự nhỉnh hơn về độ chi tiết, tính kỹ thuật tuy nhiên nếu sử dụng Jriver Asio WDM thì ưu thế này gần như biến mất và còn nhỉnh ngược lại theo chiều của Deezer.
Tidal khi sử dụng MQA để stream nhạc High-Res có hỗ trợ thì sẽ ăn chắc so với Deezer 16/44.1 khi âm trường và độ chi tiết của nhạc Hi-Res được thể hiện đầy đặn và mượt mà, dễ nghe hơn hẳn. Tuy nhiên để phát huy được tối đa nhạc MQA thì các bạn nên sở hữu một chiếc DAC giải mã MQA để có thể tận hưởng cả chi tiết của cả 3 dải, cùng với độ sâu âm hình được cải thiện.
Vì thế những gì hiện tại thì mình đánh giá Tidal nhỉnh hơn đôi chút so với Deezer về chất lượng âm thanh. Tuy nhiên với Deezer còn khá nhiều tiềm năng để phát triển ví dụ phần mềm dành cho Desktop nên được hoàn thiện hơn với khả năng sử dụng ASIO, WASAPI và việc MQA sắp đến với Deezer HiFi nên cũng chưa chắc mèo nào cắn mỉu nào trong tương lai.
Cảm ơn các bạn đã đoc bài viết, trong vài ngày sắp tới mình sẽ tiếp tục so sánh về trải nghiệm sử dụng cùng với những tính năng khám phá trên cả máy tính và điện thoại.
Nguồn: monospace.vn.
(0 Đánh giá)
Gửi đánh giá của bạn
Microsoft Office 2024: Mọi thứ cần biết trước khi mua bản quyền vĩnh viễn • 43 lượt xem
Apple khuyến cáo không bỏ iPhone ướt vào thùng gạo • 1093 lượt xem
Chuyên gia khuyến cáo 7 cách sử dụng wifi miễn phí an toàn • 2303 lượt xem
Sạc pin qua đêm có khiến điện thoại phát nổ? • 1364 lượt xem
Cách hát hay cho người hát dở không hề khó như bạn nghĩ • 4041 lượt xem
Gợi ý 7 mẫu loa Karaoke party di động sẽ cùng bạn quẩy dịp lễ 2/9 • 586 lượt xem
Digital Mixer là gì? Tìm hiểu dòng Digital Mixer Yamaha DM3 Series dành cho karaoke mới nhất 2024 • 2097 lượt xem
Top 5 hãng loa karaoke chính hãng được ưa chuộng hiện nay • 2234 lượt xem
Mixer Yamaha AG03 MK2 & Gợi ý 3 dàn âm thanh Thu âm - Livestream • 2314 lượt xem
Top 5 amply Karaoke hay nhất hiện nay • 3165 lượt xem
Top 3 máy chiếu chuyên dụng dành cho bóng đá • 3069 lượt xem
Fyne Audio công bố mẫu loa cột cao cấp F502SP • 3452 lượt xem
Quên Mật khẩu?
Đăng ký tài khoản để nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ SAIGON HD
Hãy đăng ký bằng Họ và tên,số điện thoại,email thật của bạn để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ SAIGON HD cũng như có cơ hội nhận được thông báo về các chương trình khuyến mãi đặc biệt và các phần quà hấp dẫn