Tiếp tục chương trình so sánh những dịch vụ phát nhạc trực tuyến theo yêu cầu hiện nay, chúng ta sẽ đi vào phương diện dưới góc nhìn của những người sử dụng hằng ngày với những tính năng độc đáo, hỗ trợ nghe dưới góc độ tiện lợi và thoải mái. Thay vì phần trước là một audiophile thì hôm nay mình sẽ đánh giá theo ý kiến chủ quan của một người yêu nhạc thông thường.
3. Khả năng khám phá và tối ưu playlist dành cho cá nhân:
Apple Music: 2 playlist “My New Music Mix” và “My Favourites Mix”, Beats 1 Radio và các kênh radio phát theo thể loại nhạc, nghệ sỹ. Và các bảng xếp hạng của Apple Music cùng với các ca khúc mới.
Spotify: Khả năng tạo playlist tốt, tích hợp mạng xã hội, có thêm các app hỗ trợ. Giới thiệu âm nhạc dựa trên những thói quen nghe nhạc của bạn.Radio station theo thể loại và nghệ sỹ. Bảng xếp hạng của Spotify và Discover weekly.
Deezer: giới thiệu âm nhạc dựa trên thói quen nghe nhạc, các app ngoài hỗ trợ, tích hợp với Facebook. Flow nghe nhạc giống như ipod shuffle dựa trên sở thích của bạn.
Tidal: Playlist xây dựng sẵn dựa trên những người nổi tiếng, thể loại nhạc. Tidal Rising các ca khúc đang nổi.
Có lẽ ngoại trừ Tidal thì tính năng giới thiệu nhạc của cả Spotify, Deezer đều Apple Music đều khá ổn và đáp ứng được nhu cầu cá nhân của mình. Mình sẽ điểm qua chính một vài điểm nổi bật của 3 dịch vụ trên:
Chức năng nổi bật nhất của Spotify đó là tạo những playlist dựa trên gu nghe nhạc của bạn cùng với Discover Weekly, Daily Mix (sẽ sớm có mặt tại VN) recommend cho những ca thúc theo chủ đề, tuy nhiên cá nhân mình thì mình thấy điều này phụ thuộc khá nhiều vào gu nghe nhạc của bạn có thể Hit or Miss. Nhưng phải công nhận những playlist của Spotify được đầu tư khá kỹ với những lựa chọn ca khúc khá tốt. Nên mình nghĩ tính năng giới thiệu âm nhạc dành cho đa số người dùng thì Spotify có lợi thế hơn khá nhiều so với các đối thủ cạnh tranh.
Deezer với những playlist của mình thua một cách khoảng cách khá xa so với Spotify tuy nhiên mình lại hay sử dụng tính năng Flow nhiều nhất trong các dịch vụ stream nhạc trực tuyến. Deezer Flow hoạt động giống như một chiếc iPod Shuffle sẽ phát dựa trên các ca khúc bạn hay nghe và yêu thích xen kẽ với những ca khúc nổi tiếng theo gu của bạn. Nếu các bạn không thích chỉ cần next, ghét thì bỏ luôn và thích thì chọn vào Favorite, xét ra khá giống với Tinder J
Apple Music cũng có hai playlist “My New Music Mix” và “My Favourites Mix” được update hàng tuần với những ca khúc bạn hay nghe, và những ca khúc mới. Các tính năng Playlist của Apple Music và Radio ‘Beats 1’ cá nhân mình đánh giá vẫn thấp hơn nhiều so với Spotify.
Vì thế nếu đánh giá về khả năng giới thiệu nhạc mới và các ca khúc phù hợp thì mình sẽ xếp như sau:
Spotify ≥ Deezer >> Apple Music >> Tidal
4. Khả năng tương thích với các thiết bị ngoại vi và hỗ trợ các hệ điều hành
Apple Music: iOS only, Android, iTunes trên Desktop
Spotify: Android,iOS, Windows Phone, PS4/PS3 app, web player, Windows App
Deezer: Android, iOS, web player, Desktop, Windows Phone
Tidal: iOS, Android, web player, Desktop
Với những bạn đang sử dụng Windows Phone thì mình thực sự khuyên các bạn nên đổi điện thoại thì tốt hơn bởi vì có lẽ chỉ có duy nhất hiện tại Spotify, deezer và support dành cho Windows Phone cũng đã được MicroSoft khai tử. Còn đối với iOS và Android cùng với hệ điều hành trên Desktop (Windows, Mac, Linux) tất cả đều được hỗ trợ.
Ngoại trừ Apple Music thì cả Spotify, Deezer, Tidal đều có web player hỗ trợ phát nhạc thông qua browser. Vì thế nếu trong trường hợp máy tính của bạn là máy tính công việc, máy có độ bảo mật và không cho phép phần mềm ngoài như iTunes thì các bạn nên tránh Spotify.
Spotify hiện tại có hệ thống các thiết bị hỗ trợ động đảo nhất so với các thiết bị khác với rất nhiều những thiết bị HiFi như network streamer, multiroom speaker, smart speaker và thậm chí các TV với Spotify Connect tích hợp sẵn. Lý do cũng khá dễ hiểu vì đây là dịch vụ stream nhạc lớn nhất với lượng người dùng đông đảo.
Còn nếu các bạn thích Apple Ecosystem với các sản phẩm của Apple thì nên chọn Apple Music với khả năng tương tác cao giữa các thiết bị và đồng thời dễ dàng sử dụng, điều khiển.
Tidal và Deezer, thì các thiết bị hỗ trợ của cả 2 đều khá nhỏ ở thị trường các thiết bị network streamer, hifi ở phân khúc tầm trung, audiophile với chất lượng âm thanh được đặt lên hàng đầu. Nhưng phần mềm nghe nhạc của Deezer vẫn đang trong giai đoạn beta với độ hoàn thiện chưa có thể so sánh so với Tidal.
Kết quả: Spotify > Apple Music > Tidal > Deezer.
5. Trải nghiệm trên điện thoại
Apple Music: 256 kbps AAC
Spotify: 320kbps OGG
Tidal: Flac 1411kbps, 320kbps AAC, Hi-Res MQA
Deezer: 320kp MP3
Về trải nghiệm âm thanh trên điện thoại nếu các bạn đang sử dụng Tidal Hifi sẽ yên tâm với chất lượng âm thanh vượt xa hơn khá nhiều so với các đối thủ còn lại nhờ nhạc Lossless và MQA. Tuy nhiên hiện tại chỉ có điện thoại LG V30 là hỗ trợ giải mã MQA, còn lại các sản phẩm máy nghe nhạc cao cấp như Onkyo DP-X1. (điểm đáng tiếc là Deezer vẫn không hỗ trợ gói Hifi với nhạc lossless trên phần mềm di động)
Còn về các dịch vụ lossy trên di động thì mình đã nghe với một vài mẫu điện thoại thì mình nghĩ dù các bạn có sử dụng dịch vụ nào thì điểm khác biệt cũng khá nhỏ, nên điều quan trọng là UI và trải nghiệm người dùng thì cá nhân mình đánh sẽ chỉ đánh giá nhanh thôi vì mình cũng không quá quen thuộc với việc dùng điện thoại để nghe nhạc. Đồng thời hiện tại chỉ có Spotify có khả năng tùy chỉnh output âm thanh trên các thiết bị với khả năng sử dụng smartphone giống như một remote việc phát nhạc trên máy tính và ngược lại.
Trên iOS: Spotify > Apple Music > Tidal > Deezer
Trên Android: Spotify > Deezer > Tidal >>> Apple Music. (bởi phần mềm Apple Music trên Android thật sự quá kém nếu so sánh với iOS)
6. Nghe Offline
Apple Music: download trên app điện thoại và iTunes (thông qua iCloud Music Library) không giới hạn
Spotify: Download qua app di động.
Deezer: Không giới hạn download trên mobile (phần mềm trên Desktop sẽ cập nhật khả năng download trong thời gian tới.
Tidal: Download trên app điện thoại không giới hạn.
Tất cả các thiết bị đều cho bạn download trên điện thoại, duy chỉ có Spotify là giới hạn 3333 ca khúc cho mỗi thiết bị tuy nhiên mình nghĩ khó có bạn đạt đến mức lưu giữ hơn 3000 ca khúc trên điện thoại của mình cả.
Tuy nhiên hiện nay các bạn chỉ có duy nhất Apple Music hỗ trợ download nhạc offline còn Deezer trong thời gian sắp tới sẽ cập nhật tính năng này. Còn Spotify và Tidal đều thể hiện khá rõ quan điểm của mình khi nếu các bạn sử dụng desktop, laptop thì sẽ không nghe được khi offline.
7. Kho thư viện nhạc
Apple Music: Hơn 45 triệu ca khúc.
Spotify: Hơn 35 triệu ca khúc.
Deezer: Hơn 43 triệu ca khúc
Tidal: Hơn 48 triệu ca khúc
Nếu các bạn lướt qua những con số thì Spotify là dịch vụ có kho nhạc thấp nhất tuy nhiên theo mình lại là người có kho nhạc đầy đủ nhạc thị trường hiện tại, nhạc trẻ modern music nhất hiện nay. Điều mất đi đó là những ca khúc cổ điển, classical và jazz. Mình nghĩ với các bạn trẻ thì kho Nhạc của Spotify đáp ứng khá tốt nhu cầu của các bạn.
Ngược lại thì Tidal có đến 48 triệu ca khúc, là dịch vụ có kho nhạc lớn nhất với nhiều ca khúc độc quyền nhất như Beyonce, Jay-Z. Tuy nhiên nếu so với spotify thì Tidal lại cover những bản ca khúc classical, cổ điển với những hit bất hủ rất tốt còn modern music thì lại hơi thiếu sót so với Spotify.
Đến Apple Music, mình cảm thấy kho nhạc của Apple là một sweet spot không có quá nhiều khuyết điểm có lẽ nhờ việc iTunes đã xuất hiện từ rất lâu với kho nhạc đồ sộ. Mình nghĩ Apple Music có thể đáp ứng được nhu cầu nghe nhạc của rất nhiều bạn mà không quá thiếu thốn.
Đến Deezer đây có thể gọi là dịch vụ nhạc thiếu khá nhiều nhạc như K-Pop, nhạc châu Á tuy nhiên có nhiều thể loại nhạc cổ điển, blue, jazz cùng với các thể loại độc đáo như hip hop, R&B. Tuy nhiên với các bạn trẻ thì kho nhạc của Deezer có thể gọi là hơi ý ẹ.
Tuy nhiên có một điểm lưu ý là kho nhạc ghi như vậy tuy nhiên cũng sẽ có giới hạn bản quyền tại từng quốc gia vì thế chưa chắc khi bạn nghe tại Mỹ và nghe tại Việt Nam sẽ có kho nhạc giống nhau với khá nhiều ca khúc bị giới hạn.
8. Độ phủ sóng với số lượng người dùng trả phí
Apple Music: Khoảng 38 triệu người (3/2018)
Spotify: khoảng 71 triệu người trả phí (tháng 3/2018)
Deezer: Khoảng 9 triệu người
Tidal: Hơn 3 triệu người (mặc dù có nhiều nguồn tin cho rằng đây là thổi phồng sự thật)
Điều này có thể khẳng định vị thế của Spotify hàng đầu của Spotify trên thị trường với những khả năng hỗ trợ phù hợp với nhu cầu của đa số người dùng phổ thông. Còn Apple Music mặc dù sinh sau đẻ muộn hơn các đối thủ nhưng nhờ vị thế của Apple cùng với đội ngũ Apple Fan và độ phổ biến của iPhone nên tốc độ tăng trưởng cực kỳ nhanh chóng.
Deezer và Tidal vẫn còn tương đối nhỏ so với 2 đối thủ cạnh tranh trên với việc chỉ chú tâm vào việc chất lượng âm thanh và còn cần thêm khá nhiều điểm về trải nghiệm người dùng.
9. Tổng kết:
Nếu để dành cho chất lượng âm thanh dành cho Audiophile thì câu trả lời sẽ là Deezer và Tidal với gói stream nhạc Lossless. Mặc dù Tidal còn có thêm Hi-Res 24bit MQA với chất lượng âm thanh cao cấp hơn nhưng việc phải sử dụng VPN để đăng ký khá khó khăn và Deezer cũng sẽ giới thiệu MQA 24bit Hi-Res ngay trong năm nay cũng sẽ khiến cuộc đua song mã này khá căng thẳng.
Nếu các bạn muốn sử dụng miễn phí thì hiện tại có Spotify và Deezer. Mặc dù gói free có khá nhiều khuyết điểm với giới hạn bitrate và quảng cáo, nhưng cũng sẽ đáp ứng được nhu cầu của khá nhiều bạn trẻ chỉ cần nhạc để nghe và không đòi hỏi quá nhiều.
Nếu để dành cho sự đa dụng, tiện lợi với khả năng giới thiệu nhạc tốt thì có lẽ lựa chọn hàng đầu sẽ là Spotify với playlist và discover khá tốt. Cũng khá dễ hiểu lý do mà Spotify cực kỳ thành công tại thị trường quốc tế và minh hi vọng sẽ tiếp tục phát triển tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên nếu các bạn đang sử dụng các sản phẩm của Apple thì việc sử dụng Apple Music là một điều cũng khá tuyệt vời với độ tương thích cao iOS, MacOS.
Và việc Apple Music và Spotify đều có một tháng 1 free với chất lượng âm thanh khá tương đồng thì mình nghĩ các bạn cứ nên thử song song giữa 2 dịch vụ này và mức giá rất vừa phải, không có gì phải quá băn khoăn. Nếu ở mức độ một người yêu âm nhạc mình nghĩ cả Spotify và Apple Music đều có thể làm hài lòng đa số người sử dụng tại thị trường Việt Nam.
Mình nghĩ Stream nhạc online hiện tại đang là một xu thế thị trường lớn và sẽ làm thay đôi xu hướng nghe nhạc của đa số người dùng trong thời gian tới. Tuy nhiên câu hỏi dành cho các Audiophile khó tính là liệu CD và Vinyl sẽ được thay thế bằng streaming như những gì Netflix đã làm với Blue-ray và DVD hay không. Chắc chỉ có thời gian mới có thể trả lời được.
Nguồn: monospace.vn.
(0 Đánh giá)
Gửi đánh giá của bạn
Microsoft Office 2024: Mọi thứ cần biết trước khi mua bản quyền vĩnh viễn • 167 lượt xem
Apple khuyến cáo không bỏ iPhone ướt vào thùng gạo • 1164 lượt xem
Chuyên gia khuyến cáo 7 cách sử dụng wifi miễn phí an toàn • 2393 lượt xem
Sạc pin qua đêm có khiến điện thoại phát nổ? • 1467 lượt xem
Cách hát hay cho người hát dở không hề khó như bạn nghĩ • 5201 lượt xem
Gợi ý 7 mẫu loa Karaoke party di động sẽ cùng bạn quẩy dịp lễ 2/9 • 668 lượt xem
Digital Mixer là gì? Tìm hiểu dòng Digital Mixer Yamaha DM3 Series dành cho karaoke mới nhất 2024 • 2192 lượt xem
Top 5 hãng loa karaoke chính hãng được ưa chuộng hiện nay • 2344 lượt xem
Mixer Yamaha AG03 MK2 & Gợi ý 3 dàn âm thanh Thu âm - Livestream • 2468 lượt xem
Top 5 amply Karaoke hay nhất hiện nay • 3526 lượt xem
Top 3 máy chiếu chuyên dụng dành cho bóng đá • 3127 lượt xem
Fyne Audio công bố mẫu loa cột cao cấp F502SP • 3527 lượt xem
Quên Mật khẩu?
Đăng ký tài khoản để nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ SAIGON HD
Hãy đăng ký bằng Họ và tên,số điện thoại,email thật của bạn để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ SAIGON HD cũng như có cơ hội nhận được thông báo về các chương trình khuyến mãi đặc biệt và các phần quà hấp dẫn